Mục tiêu Đế quốc Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Hoàn cảnh chia rẽ giữa các Đế quốc tạo ra đòn bẩy chính trị cho Ba Lan khi cả hai phe đều cam kết nhượng địa và quyền tự trị trong tương lại đổi lấy lòng trung thành và những tân binh Ba Lan.

Áo muốn sát nhập vùng lãnh thổ Privislinsky Krai vào lãnh thổ Galicia của mình, vì vậy ngay cả trước khi chiến tranh nổ ra, Áo đã cho phép các tổ chức dân tộc chủ nghĩa được thành lập tại đây (như, Związek Strzelecki).

Nga công nhận quyền tự trị Ba Lan và cho phép thành lập Ủy ban Quốc gia Ba Lan, được phía Nga hỗ trợ. Ngoại trưởng Nga Sergei Sazonov đề xuất thành lập Vương quốc Ba Lan tự trị với chính quyền riêng biệt, tự do tôn giáo và ngôn ngữ Ba Lan được sử dụng trong trường học và chính quyền.[1] Ba Lan sẽ nhận được khu vực phía đông lãnh thổ Poznań, năm Silesia và tây Galicia.[2]

Khi chiến tranh vào giai đoạn bế tắc kéo dài, vấn đề tự trị Ba Lan càng trở nên cấp thiết hơn. Roman Dmowski đã trải qua những năm chiến đấu ở Tây Âu, với hy vọng thuyết phục phe Đồng minh thống nhất các vùng đất Ba Lan dưới sự cai trị của Nga như một bước đầu tiên tiến tới giải phóng.

Vào tháng 6 năm 1914, Józef Piłsudski đã dự đoán chính xác rằng chiến tranh sẽ hủy hoại cả ba bên phân chia Ba Lan, một kết luận thường được coi là khó xảy ra trước năm 1918.[3] Piłsudski đã thành lập Quân đoàn Ba Lan đễ hỗ trợ phe Liên minh Trung tâm đánh bại Nga như là bước ban đầu hướng tới độc lập hoàn toàn cho Ba Lan. Theo Prit Buttar, "Khi chiến tranh nổ ra, Piłsudski cam kết lực lượng của mình hỗ trợ mục tiêu của Áo-Hung, tin rằng cơ hội độc lập tốt nhất của Ba Lan nằm ở chiến thắng phe Liên minh Trung tâm trước Nga, sau đó là sự thất bại phe Liên minh Trung tâm trước Pháp và Anh. Ông đã nói chuyện bí mật với các cường quốc phương Tây, đảm bảo với họ rằng người của ông sẽ không bao giờ chiến đấu chống lại họ, chỉ chống lại người Nga."[4]:400–401

Các lực lượng Đức xâm lược đã gặp phải sự thù địch và mất lòng tin. Không giống như lực lượng Napoléon một thế kỷ trước, người Ba Lan không coi Đức là những người giải phóng.

Quân Nga đã rút quân, không gặp phải sự quấy rối nào trên đường rút lui. Đối với Ba Lan, Nga tại thời điểm đó được coi là "của chúng ta", do quá trình tự do hóa diễn ra ở Đế quốc Nga sau Cách mạng Nga năm 1905. Điều này trái ngược với Đức, thông qua các hành động không ngừng Đức hóa người Ba Lan trong lãnh thổ Đức, bãi khóa Września, đàn áp nền giáo dục Ba Lan ở Pomerania và Poznań, và vào năm 1914 phá hủy Kalisz gia tăng tình cảm thân Nga và chống Đức. Thái độ này khiến Piłsudski theo định hướng Áo lâm nguy. Chỉ đến cuối mùa hè năm 1915, sau chính sách hà khắc cướp bóc đất đai, thiện cảm của người Ba Lan dành cho Nga mới suy giảm.

Theo Prit Buttar, sau năm giao tranh đầu tiên vào năm 1914, "Những người đau khổ nhất là những người không có quân đội quốc gia phục vụ cho mục tiêu của họ: người Ba Lan. Phần lớn Ba Lan ở phía tây Warsaw đã bị biến thành chiến trường, và các khu vực rộng lớn đã bị quân Đức cố tình tàn phá trong thời gian họ rút lui khỏi Vistula. Bị người Đức, người Nga cũng như người Áo-Hung khinh thường, người Ba Lan chỉ có thể chịu đựng qua một mùa đông lạnh giá trong các thị trấn và làng mạc đổ nát, và hy vọng một điều tốt đẹp hơn tương lai."[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ nhất http://www.hallersarmy.com/Units.php http://hdl.loc.gov/loc.rbc/eadrbc.rb014001 http://www.austro-hungarian-army.co.uk/nationality... http://www.vlib.us/wwi/resources/germanarmywwi.htm... https://www.britannica.com/biography/Jozef-Pilsuds... https://books.google.com/books?id=HHAK6eMMLg4C&pg=... https://books.google.com/books?id=NEiUVsa7Gx8C&pg=... https://books.google.com/books?id=Navs5TkI9oAC&pg=... https://books.google.com/books?id=Yikxt3y1eCIC&pg=... https://books.google.com/books?id=rPCACgAAQBAJ&pg=...